X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
Đọc bài báo này bằng:

Có điều gì đó bất ổn về PRRS. Việc quản lý phân chuồng đóng vai trò gì trong dịch tễ học PRRS?

Nguy cơ bùng dịch PRRS cao gấp 12 lần trong 15 ngày đầu sau khi bơm phân so với các thời điểm khác trong năm.

Theo Dự án Giám sát Sức khỏe Heo Morrison (MSHMP) của Đại học Minnesota (UMN), 40% các trại chăn nuôi heo đã ghi nhận bùng phát Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS) trong vòng một tháng sau khi khuấy hầm phân. Con số thống kê đáng báo động này nhấn mạnh mối liên hệ phức tạp giữa việc quản lý phân chuồng và sự lây lan của virus PRRS (PRRSV). Khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về dịch tễ học của căn bệnh gây thiệt hại kinh tế này, vai trò của phân chuồng là một yếu tố trung gian trong việc truyền lây dịch bệnh ngày càng được quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu các thông tin hiện có về mối liên hệ giữa sự xuất hiện của PRRS và hoạt động quản lý phân chuồng thông thường.

Dữ liệu thu thập trong suốt 15 năm qua đã giúp Dự án Giám sát Sức khỏe Heo Morrison (MSHMP) khẳng định rằng PRRS là một bệnh có tính chu kỳ và diễn ra theo mùa (Hình 1). Tại Hoa Kỳ, đợt bùng phát hàng năm bắt đầu vào mùa thu, khi phần lớn các ca nhiễm được báo cáo, và đạt đỉnh vào khoảng tháng 1 đến tháng 2, sau đó số ca bệnh bắt đầu giảm dần. Tuy nhiên, một đỉnh thứ hai thường ít được chú ý hơn xuất hiện vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè, với số ca nhiễm ít hơn. Cả hai giai đoạn này đều trùng với thời điểm khuấy hầm phân, bơm hút và bón phân vào đồng ruộng.

Figure 1: Number of PRRS cases per week (orange dots) and smooth incidence curve (blue line). The dates in the boxes indicate when the incidence curve crosses the epidemic threshold (red line). Number of participant farms is summarized every season at the top of the chart. *EWMA: Exponentially weighted moving average.
Figure 1: Number of PRRS cases per week (orange dots) and smooth incidence curve (blue line). The dates in the boxes indicate when the incidence curve crosses the epidemic threshold (red line). Number of participant farms is summarized every season at the top of the chart. *EWMA: Exponentially weighted moving average.

Nghiên cứu chính về việc quản lý phân chuồng và bùng phát PRRS

Vai trò của phân chuồng trong việc làm lây lan virus PRRS và gây bùng phát một đợt PRRS lâm sàng đã là chủ đề được thảo luận nhiều từ khi căn bệnh này lần đầu tiên được phát hiện. Tuy nhiên, phải đến năm 2020 mới có một nghiên cứu chính thức chứng minh được mối liên hệ về mặt thời gian giữa các biện pháp quản lý phân chuồng và tỷ lệ các đàn heo sinh sản báo cáo bùng dịch PRRS. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2020, thu thập dữ liệu từ 150 đàn heo sinh sản, cho thấy việc bơm phân ở Mỹ chủ yếu diễn ra vào tháng 10 (40 ca nhiễm), tháng 4 (29 ca), và tháng 11 (24 ca).

Kết quả cho thấy sau khi khuấy hầm chứa phân và bơm phân:

  • 25% đàn heo sinh sản đã bùng dịch PRRS trong vòng 15 ngày đầu tiên.
  • 40% trang trại đã bùng dịch PRRS trong vòng 30 ngày.
  • Nguy cơ bùng phát PRRS nói chung cao hơn 12 lần trong 15 ngày đầu tiên sau khi bơm phân so với các thời điểm còn lại trong năm.

Mối liên hệ này đúng trong nhiều điều kiện khác nhau, bao gồm các mùa khác nhau, phương thức lưu trữ phân (ví dụ: hầm chứa hay hồ chứa nước phân), vị trí trang trại (ví dụ: vùng có mật độ heo cao hay thấp), quy mô đàn và tình trạng virus PRRS trong đàn heo sinh sản. Những lý do tiềm ẩn bao gồm hoạt động bón phân tăng lên, thiếu các biện pháp an toàn sinh học hoặc tiếp xúc với virus còn sót lại trong phân. Tuy nhiên, cơ chế chính xác vẫn chưa được xác định rõ.

Sự bài thải và khả năng sống sót của virus PRRS trong phân

Mặc dù có ít nghiên cứu về sự bài thải virus PRRS qua nước tiểu và phân, nhưng vẫn ghi nhận một số phát hiện liên quan:

  • Nghiên cứu của Yoon và cs (1993) đã nhấn mạnh rằng virus PRRS có thể được thải qua phân của động vật bị nhiễm bệnh trong tối đa 35 ngày, và khả năng phát hiện virus trong phân cao hơn so với trong các mẫu phết mũi.
  • Nghiên cứu của Montoya và cs (2024) phát hiện ra rằng virus có thể được phát hiện trong phân tối đa 8 tuần sau khi nhiễm bệnh và tối đa 10 tuần trong các mẫu trực tràng. Tuy nhiên, không có virus sống, có thể là do số lượng virus thấp và độ phức tạp của mẫu.

Sự bài thải virus PRRS qua phân không liên tục và số lượng ít, cho thấy khả năng sống sót trong phân thấp

Điều này đã được xác nhận bởi một số nghiên cứu thực nghiệm:

  • Pirtle và Beran (1996) chỉ tìm được virus sống vào ngày đầu tiên trong phân có chứa virus PRRS.
  • Dee và cs (2005) đã đánh giá khả năng sống sót và lây nhiễm của virus PRRS trong phân, phát hiện ra rằng thời gian sống sót của virus tương đối ngắn (từ 1 đến 8 ngày) và phụ thuộc vào nhiệt độ. Heo có thể bị nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc với nước thải bị vấy nhiễm.
  • Linhares và cs (2012) đã định lượng tác động của nhiệt độ cho thấy nhiệt độ càng cao thì thời gian bán sinh của virus PRRS trong phân càng thấp.

Hiểu về Hiệu ứng lân cận và Sự Phát tán Virus qua hạt khí dung

Với số lượng thấp và khả năng sống sót ngắn hạn của virus PRRS trong phân, các hoạt động quản lý phân có thể liên quan đến các đợt bùng phát PRRS như thế nào? Một giả thuyết được đưa ra là hiệu ứng lân cận, trong đó các trang trại gần nhau về mặt địa lý có nguy cơ lây truyền bệnh cao hơn do các yếu tố như điều kiện môi trường và sự di chuyển của động vật, con người và thiết bị. Thời gian bơm hút phân ở một số vùng của Hoa Kỳ (ví dụ như Trung Tây) rất ngắn và tập trung vào các thời điểm cụ thể. Điều này có nghĩa là có rất nhiều máy kéo đang tải, di chuyển và rải phân trong khu vực. Tất cả việc di chuyển và rải phân này có thể làm tăng áp lực lây nhiễm do phân phát tán trong không khí (bên trong trang trại hoặc bên ngoài trang trại) và vấy nhiễm các cánh đồng và đường xá lân cận do xe chở phân liên tục lưu thông (máy kéo hoặc xe bồn).

Để điều tra sự hiện diện của các loại virus khác nhau trong phân, các nhà nghiên cứu của UMN đã ước tính mức độ phổ biến của virus PRRS và các loại virus corona khác nhau trên heo trong hố phân tại chuồng heo (Montoya và cs, 2021).

Bảng 1: Tỷ lệ mẫu dương tính (RT-PCR) từ 385 mẫu hố phân từ trang trại heo ở Minnesota và Iowa.

Virus % mẫu PCR dương tính
PRRSV 7.75%*
PEDV 13.79%
PDCoV 5.46%
TGEV 0%

*Các mẫu dương tính với virus PRRS có giá trị Ct trung bình là 37,56 và dao động trong khoảng từ 35,48 đến 39,57, nhìn chung cho thấy lượng virus thấp. Các xét nghiệm tiếp theo được tiến hành thông qua việc phân lập virus, nhưng không phân lập được virus nào. Phỏng theo Montoya và cs, 2021.

Ý nghĩa và hướng đi trong tương lai

Các phát hiện này nhấn mạnh vai trò tiềm năng của các biện pháp quản lý phân chuồng đối với việc lây truyền virus và tầm quan trọng của các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt trong quá trình xử lý phân để giảm thiểu các rủi ro này. Việc nâng cao hiểu biết và tiếp tục nghiên cứu về vai trò của phân chuồng trong dịch tễ học PRRS là rất quan trọng để phát triển các chiến lược phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động của PRRS.

Cần có thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về khả năng sống của virus PRRS cải thiện các phương pháp phát hiện virus trong các mẫu phân. Khám phá hiệu ứng lân cận và khả năng làm tăng nguy cơ lây nhiễm do nhiều trang trại cùng rải phân một lúc có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về động lực phức tạp của sự lây truyền virus PRRS.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận Tin tức ngành heo

Tin tức ngành heo tới email của bạn

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách