X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
Đọc bài báo này bằng:

Chế độ ăn dặm chuyển tiếp

Sự tương đương giữa thành phần thức ăn trước và sau cai sữa có thể quan trọng cho năng suất sau khi cai sữa hơn là mức ăn vào tuyệt đối của thức ăn rắn trước cai sữa.

Việc thay đổi chế độ ăn từ chủ yếu là sữa mẹ sang thức ăn rắn là một trong những yếu tố quan trọng gây căng thẳng khi cai sữa trong chăn nuôi heo thương phẩm, góp phần vào tình trạng “sụt sau cai sữa” và suy giảm đường tiêu hóa sau cai sữa. Mục đích của việc cung cấp thức ăn tập ăn là để cải thiện năng suất của heo con sau cai sữa, bằng cách tập cho heo con quen với thức ăn rắn trước khi cai sữa, trong khi ảnh hưởng lên các thông số chăn nuôi trước cai sữa có thể vẫn còn thấp.

Tác động của việc cung cấp thức ăn tập ăn đối với sự phát triển đường ruột đã được đánh giá rộng rãi nhưng các kết luận vẫn còn mơ hồ, đặc biệt là về ảnh hưởng của thức ăn tập ăn đối với tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy sau cai sữa. Các tác giả đồng ý rằng những ảnh hưởng của thức ăn tập ăn đến sự phát triển đường ruột (hệ vi sinh vật) và ảnh hưởng gián tiếp đến bệnh tiêu chảy sau cai sữa có thể phụ thuộc vào độ tuổi cung cấp, khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng của thức ăn tập ăn cũng như mức độ ăn vào. Điều trở nên rõ ràng từ thực tế là ảnh hưởng của thức ăn tập ăn đối với năng suất của heo con chủ yếu được thể hiện ở những heo con tiêu thụ thức ăn tập ăn (tức là những con heo ăn) và đặc biệt ở những con tiêu thụ một lượng tương đối lớn. Do đó, có nhiều sự đồng thuận hơn trong trường hợp thiếu kẽm oxit ở mức độ phòng và với áp lực giảm sử dụng kháng sinh, điều quan trọng là phải chuẩn bị cho heo con từ trước khi cai sữa để có thể đạt được thành công trong giai đoạn sau cai sữa.

Qua nghiên cứu gần đây, chúng tôi cũng hiểu rằng trong trường hợp đặc biệt là tuổi cai sữa trên 24 ngày tuổi, ta cần duy trì chế độ ăn giống nhau xung quanh thời điểm cai sữa để ngăn ngừa tình trạng “sụt sau cai sữa”. Chúng tôi gọi chế độ ăn này là chế độ ăn dặm chuyển tiếp và mục tiêu chính của chế độ ăn này là thúc đẩy lượng thức ăn ăn vào sau khi cai sữa đồng thời giữ cho heo con khỏe mạnh mà không cần phải điều trị tiêu chảy sau cai sữa cho chúng. Khi thức ăn tập ăn khác nhiều so với chế độ ăn sau cai sữa, heo con có thể không thích nghi với chế độ ăn sau cai sữa, mặc dù chúng có thể đã đạt được lượng ăn vào tập ăn cao trong giai đoạn trước khi cai sữa.

Điều này đã được chứng minh bởi nhóm nghiên cứu ở Úc, Heo và cộng sự (2018) trong đó heo con được cho ăn thức ăn tập ăn, thức ăn cai sữa hoặc thức ăn của heo nái trước cai sữa bên cạnh việc bú mẹ, nhưng sau cai sữa chúng đều được cho ăn khẩu phần cai sữa mà một số ổ đã được ăn trước khi cai sữa. Những ổ được cho ăn thức ăn tập ăn trước khi cai sữa có tổng lượng thức ăn ăn vào trước cai sữa cao nhất, mặc dù có số lượng heo con ăn tương tự, so với hai lô thí nghiệm còn lại (Hình 1).

Hình 1. Lượng thức ăn trung bình hàng ngày của những con heo ăn (gam/ngày) trước cai sữa. Ghi nhận từ Heo và cộng sự (2018). Các chỉ số trên (AB) khác nhau trong các cột cho thấy xu hướng có sự khác biệt đáng kể giữa các lô thí nghiệm (P<0,10).
Hình 1. Lượng thức ăn trung bình hàng ngày của những con heo ăn (gam/ngày) trước cai sữa. Ghi nhận từ Heo và cộng sự (2018). Các chỉ số trên (AB) khác nhau trong các cột cho thấy xu hướng có sự khác biệt đáng kể giữa các lô thí nghiệm (P<0,10).

Tuy nhiên, trong hai tuần đầu tiên sau khi cai sữa, heo con được cho ăn thức ăn dành cho heo cai sữa vào trước và sau khi cai sữa, có lượng ăn vào sau cai sữa cao hơn so với hai nhóm còn lại và tăng trọng sau cai sữa cao hơn so với nhóm ăn thức ăn tập ăn (Hình 2.). Điều thú vị là, nhóm heo ăn thức ăn của heo nái có mức tăng trọng trung bình trong hai tuần đầu tiên sau khi cai sữa và hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện giữa tuần thứ 2 và 5 sau cai sữa so với hai nhóm thí nghiệm bằng chế độ ăn khác. Bên cạnh đó, các tác giả cũng báo cáo sự khác biệt đáng kể vào ngày thứ 4 sau khi cai sữa về chiều cao lông nhung và độ sâu lớp tuyến ruột tương ứng ở tá tràng và hồi tràng. Do đó, nghiên cứu này gợi ý rằng các chiến lược cho ăn trước khi cai sữa cũng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng đường ruột sau cai sữa.

H&igrave;nh 2. Lượng thức ăn trung b&igrave;nh h&agrave;ng ng&agrave;y (gam/ng&agrave;y) của heo con sau cai sữa. Ghi nhận từ Heo v&agrave; cộng sự (2018). C&aacute;c chỉ số tr&ecirc;n (AB) kh&aacute;c nhau trong c&aacute;c thanh cho thấy sự kh&aacute;c biệt đ&aacute;ng kể giữa c&aacute;c l&ocirc; th&iacute; nghiệm (P &lt;0,00).
Hình 2. Lượng thức ăn trung bình hàng ngày (gam/ngày) của heo con sau cai sữa. Ghi nhận từ Heo và cộng sự (2018). Các chỉ số trên (AB) khác nhau trong các thanh cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các lô thí nghiệm (P <0,00).

Cuối cùng, những kết quả này có thể gợi ý rằng sự tương đương giữa thành phần thức ăn trong khẩu phần ăn trước và sau cai sữa quan trọng hơn đối với năng suất sau cai sữa, hơn là mức ăn vào tuyệt đối của thức ăn rắn trước cai sữa. Hy vọng rằng trong những năm tới sẽ có nhiều nghiên cứu hơn tập trung vào chế độ ăn dặm chuyển tiếp như vậy để hiểu rõ hơn về thành phần của chế độ ăn này, mức độ dinh dưỡng cũng như đưa ra khẩu phần cho các mức ăn vào tối ưu. Đối với heo con cai sữa khoảng 30 ngày tuổi, chúng tôi biết rằng chúng có thể đạt được lượng ăn vào cộng gộp thức ăn trước cai sữa là 1 kg/con. Nếu thực hiện được điều này ở 100% heo con cai sữa thì chúng ta đã có thể thỏa mãn!

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận Tin tức ngành heo

Tin tức ngành heo tới email của bạn

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách