1. Truyền qua đường miệng
Các con đường lây truyền quan trọng nhất của virus dịch tả heo châu Phi (ASFV) là lây truyền qua đường miệng, chủ yếu là qua đường ăn uống và/hoặc tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm virus. Khả năng tồn tại dai dẳng của nó cũng như thách thức trong việc bất hoạt virus (Bảng 1) góp phần gây khó khăn cho việc kiểm soát.
Những con heo ăn phải cám bị nhiễm chủng Georgia 2007/1 đã bị nhiễm với liều nhiễm tối thiểu là 104 TCID50 với mức trung bình là 106.8 TCID50 . Trong cùng một nghiên cứu, liều lây nhiễm tối thiểu của ASFV trong nước uống chỉ là 1 TCID50 với mức trung bình là 10 TCID50 , cho thấy rằng ASFV lây truyền qua nước uống hiệu quả hơn nhiều so với qua cám (Niederwerder và cộng sự, 2019).
Trong lịch sử, việc ăn phải thức ăn thừa của con người đã được chứng minh là một con đường quan trọng cho sự lây lan của ASFV.
Cỏ tươi và hạt giống bị nhiễm virus từ heo rừng bị nhiễm bệnh là nguồn lây nhiễm tiềm ẩn cho heo nông hộ (Guinat và cộng sự, 2016).
Bảng 1. Khả năng tồn tại của ASFV trong các điều kiện khác nhau (Nguồn: Liu, Y. và cộng sự, 2021).
Chỉ tiêu | Khả năng tồn tại | Tài liệu tham khảo |
---|---|---|
Nhiệt độ | 37ºC – 11-21 ngày |
Mazur-Panasiuk và cộng sự, 2019 Juszkiewicz và cộng sự, 2019 |
56ºC – 60 -70 phút | ||
60ºC – 15-20 phút | ||
Máu | Lưu trữ ở 4ºC – 18 tháng | Beltrán-Alcrudo và cộng sự, 2017 |
Máu phân huỷ – 15 ngày | ||
Nước phân |
Phân ở 4ºC – 8 ngày |
Davies và cộng sự, 2017 |
Phân ở 37ºC – 3-4 ngày | ||
Nước tiểu ở 4ºC – 15 ngày | ||
Nước tiểu ở 21ºC – 5 ngày | ||
Nước tiểu ở 37 ºC – 2-3 ngày | ||
Thịt heo | Thịt heo ở 4-8ºC – 84-155 ngày |
Mazur-Panasiuk và cộng sự, 2019 Beltrán-Alcrudo và cộng sự, 2017 |
Thịt heo muối: 182 ngày | ||
Thịt heo sấy: 300 ngày | ||
Thịt heo nấu chín (ít nhất 30 phút ở 70ºC): 0 ngày |
||
Thịt heo xông khói: 30 ngày | ||
Thịt heo đông lạnh: 1000 ngày | ||
Thịt heo bảo quản tủ lạnh: 100 ngày | ||
Nước | Ở nhiệt độ phòng: 50 ngày |
Sindryakova và cộng sự, 2016 Mazur-Panasiuk và cộng sự, 2019 |
Cám | Ở nhiệt độ phòng: 1 ngày |
2. Truyền qua hạt khí dung
Heo nhiễm ASF thải virus ra môi trường qua chất bài tiết và dịch tiết, và tải lượng virus trong dịch miệng, dịch mũi, phân và nước tiểu đặc biệt cao trong giai đoạn cấp tính (MacLachlan và cộng sự, 2017). Khi heo biểu hiện các triệu chứng về đường hô hấp như hắt hơi và/hoặc ho, những chất tiết này có thể trở thành các hạt khí dung mang virus. Khi phân hoặc nước tiểu bị nhiễm virus khô đi, bụi từ việc di chuyển heo cũng có thể tạo ra hạt khí dung mang virus (De Carvalho Ferreira và cộng sự, 2013).
Thời gian bán hủy của ASFV trong không khí là 19,2 phút (xét nghiệm qPCR) và có thể lây truyền trong khoảng cách lên đến 2,3 mét giữa heo nhiễm bệnh và heo mẫn cảm.
Kết luận, ASFV có thể lây truyền bên trong trại dưới dạng hạt khí dung, đây có thể là một phương thức lây truyền ASFV quan trọng trên các trại nuôi heo.
3. Truyền qua quá trình khám chữa bệnh
ASFV có thể lây lan từ heo nhiễm bệnh sang heo mẫn cảm qua các thiết bị/vật liệu thú y bị vấy nhiễm, chẳng hạn như kim tiêm dùng để tiêm phòng (Penrith và cộng sự, 2009 & Beltran- Alcrudo và cộng sự, 2017). Tuy nhiên, hiệu quả của con đường lây nhiễm này và tầm quan trọng của nó trong dịch tễ học của ASFV vẫn chưa rõ ràng.
4. Truyền qua tinh dịch
Mặc dù không có bằng chứng trực tiếp cho thấy ASFV lây truyền qua tinh dịch (Mazur- Panasiuk và cộng sự, 2019), nhưng có nghiên cứu cho thấy ASFV có thể được phát hiện trong tinh dịch của heo nọc bị nhiễm bệnh (Thacker và cộng sự, 1984).
5. Truyền qua côn trùng
ASFV có thể nhân lên trong ve Ornithodoros spp, và chúng là véctơ phổ biến nhất của virus này (Mazur- Panasiuk và cộng sự, 2019). Những con ve này sống trong ổ của heo rừng, con trưởng thành có thể sống hàng chục năm và tồn tại trong thời gian dài mà không cần ăn, khiến ve Ornithodoros trở thành vật chủ chứa virus lý tưởng. Các côn trùng khác cũng có thể lây lan ASFV. Ruồi chuồng trại Stomoxys calcitrans có thể truyền virus cơ học sang heo mẫn cảm (Mellor và cộng sự, 1987) và cũng có thể truyền virus bằng cách cắn. Tại thời điểm này, vai trò của ruồi trong dịch tễ học và sự lây truyền của ASF vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Ấu trùng ruồi không phải là nơi khu trú ASF và không thể lây lan virus một cách cơ học (Forth và cộng sự, 2018). Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng ASF có thể tồn tại ở đỉa (Hirudo medicinalis) và rệp (Họ: Reduviidae , Phân họ: Triatominae) (Karalyan và cộng sự 2019 & Golnar và cộng sự 2019)
Liu, Y., Zhang, X., Qi, W., Yang, Y., Liu, Z., An, T., Wu, X., & Chen, J. (2021). Chiến lược Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch tả heo Châu Phi và Tiến trình tái đàn ở Trung Quốc. Viruses, 13(12), 2552.
Nhân viên 333