Trong bối cảnh sản xuất toàn cầu hiện nay với tỷ suất lợi nhuận rất thấp hoặc thậm chí âm, các tiêu chuẩn cao về phúc lợi động vật, tình trạng sức khỏe liên quan đến các bệnh lưu hành hoặc phải khai báo và việc kiểm soát tình trạng kháng kháng sinh, việc giám sát an toàn sinh học ngày càng trở nên quan trọng nhưng đồng thời cũng phức tạp.
Như đã giải thích trong bài viết trước, có nhiều cách đánh giá chuyên sâu khác nhau về an toàn sinh học ở trang trại. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một phương pháp mới gọi là các vòng an toàn sinh học và sẽ đưa ra các ví dụ thực tế.
Để xác định các vòng khác nhau có trong trang trại, điều đầu tiên chúng ta phải làm là hiểu rõ cơ sở chuồng trại. Để làm được điều đó chúng ta phải biết ít nhất những điều sau:
- Lộ trình và quy trình xuất nhập động vật.
- Lộ trình và quy trình nhập thức ăn
- Quy trình ra vào và di chuyển của nhân sự trong trang trại
- Lộ trình và quy trình xuất xác heo
- Lối vào và lối ra của các vật tư khác (dụng cụ, vật liệu, chất thải, v.v.).
Sử dụng thông tin thu thập được ở bước đầu tiên này cùng với bản thiết kế trang trại, chúng ta có thể mô tả các tuyến đường di chuyển chính cho từng nhóm trên, như trong Hình 1.
Như đã thấy trong Hình 1, thực tế là 100% lối vào trang trại đều thông qua một cổng duy nhất. Điều này có nghĩa là, khi xác định các vòng (Hình 2), chúng ta thấy rằng chỉ có hàng rào của trang trại đóng vai trò là rào cản đối với việc ra vào có kiểm soát (vòng màu vàng). Sự tập trung các tuyến đường tại cổng này tạo điều kiện cho công nhân, động vật và phương tiện lây nhiễm chéo, do đó khi vào bên trong trang trại, không thể xác định được rào cản hiệu quả nào nữa trong trường hợp này.
Sau khi hoàn thành việc xác định cơ bản về các vòng và tuyến đường, chúng ta phải phân tích và ưu tiên các cơ hội cải tiến cho trang trại này. Trong trường hợp trong trại này, có 3 cách thực hành đặc biệt nổi bật:
- Cách ly nái hậu bị và nhập đàn. Như được trình bày trong bản đồ ở Hình 1 và 2, heo nái đi vào khuôn viên trang trại thông qua một sảnh xuất nhập heo được sử dụng để xuất heo ra ngoài và phải băng qua hành lang của chuồng nuôi heo. Ngoài ra, khu vực cách ly là phần cuối của một dãy chuồng nuôi, trong trường hợp này là chuồng nuôi heo xuất chuồng, trong đó động vật được quản lý theo dòng liên tục.
- Sảnh xuất nhập động vật. Một trong những hoạt động tạo ra nhiều rủi ro hơn ở trang trại nằm ở lối vào chính, vì đây cũng là nơi xác vật nuôi được đưa ra, xe tải thức ăn đi vào, v.v.
- Lối vào cho nhân sự. Đây là con đường duy nhất đi vào một địa điểm khác, tuy nhiên, nhân viên phải đi qua khu vực có các tuyến đường giao nhau để vào và ra khỏi phòng thay đồ.
Mục tiêu chính trong trường hợp này là gì?
- Tách các lối đi để "làm sạch" lối vào của trang trại
- Cách ly hiệu quả heo nái hậu bị
Ưu tiên hàng đầu là đạt được mục tiêu bằng cách sử dụng những cải tiến đơn giản nhất có thể:
- Heo nái hậu bị. Tại sao những con heo nái này lại ở cuối trại xuất chuồng khi có một tòa nhà nhỏ ở góc trên cùng bên trái của trang trại? Những con vật này nên được di dời, chuyển sang hình thức quản lý cùng vào cùng ra và có lối vào riêng để đưa chúng ra khỏi xe tải mà chúng không phải băng qua bất kỳ chuồng trại nào.
- Sảnh xuất heo đi. Điều này tương tự như trường hợp trước ở chỗ, thay vì di chuyển heo qua tất cả các dãy chuồng và dồn chúng ở khu vực giao nhau, sảnh xuất nhập heo có thể được di dời về phía sau trang trại, gần khu vực xuất chuồng.
- Làm hàng rào kép. May mắn thay, trang trại có đủ không gian giữa các tòa nhà và hàng rào bên ngoài để xây dựng một hàng rào kép ngăn cách rõ ràng một khu vực sạch sẽ hơn (màu trắng, trong Hình 4) để công nhân có thể di chuyển mà không gặp phải bất kỳ phương tiện bên ngoài nào: lấy xác động vật, vật tư,...
- Đổi giày dép (từ giày đi đường sang giày chuyển tiếp) để công nhân có thể đi vào khu vực màu trắng trên tuyến đường thông thường của họ từ bên ngoài cho đến khi phòng thay đồ chính có thể được di dời.
Chỉ với ba thay đổi, nhưng quan trọng, có thể giảm đáng kể việc các lối đi giao nhau và trên hết là tạo ra một vòng an toàn sinh học bổ sung với các khu vực sạch và bẩn được xác định rõ ràng cho công nhân, động vật và phương tiện.
Phương pháp phân tích vòng an toàn sinh học có thể áp dụng được với mọi loại trang trại, từ phức tạp nhất đến đơn giản nhất, đưa ra bức tranh tổng thể rất chính xác về rủi ro, giúp chúng ta đưa ra quyết định một cách có cấu trúc và hợp lý.