X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
4
Đọc bài báo này bằng:

Chúng ta có biết khi nào chúng ta thất bại trong an toàn sinh học không?

Bốn sai lầm phổ biến nhất trong các trang trại heo, được minh họa bằng các ví dụ thực tế.

Do tầm quan trọng của an toàn sinh học trên toàn thế giới ngày càng tăng nên chúng ta có thể thuận lợi đánh giá các rủi ro tiềm ẩn về sự lây nhiễm và lan truyền bệnh từ nhiều trang trại tại các quốc gia khác nhau ở Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ.

Thoạt nhìn, người ta có thể nghĩ rằng các tình huống gặp phải là rất khác nhau, và điều đó là đúng, vì tình hình của trang trại này sẽ khác hoàn toàn so với trang trại khác. Tuy nhiên, có một loạt sai sót trong an toàn sinh học liên tục được quan sát thấy vượt qua cả biên giới quốc gia, nền văn hóa và loại hình hoặc quy mô trang trại.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày bốn sai lầm phổ biến nhất (được minh họa bằng các ví dụ thực tế) được tìm thấy trên thực tế ở tất cả các trang trại mà chúng tôi đã đánh giá. Thật ngạc nhiên, tất cả các lỗi này đều liên quan đến việc hiểu đúng về khái niệm toàn sinh học hơn là việc thiếu sót trong áp dụng các biện pháp hay lỗi kỹ thuật.

1. Tiêu chuẩn kép

Thông thường, rất dễ tìm thấy các trang trại áp dụng tiêu chuẩn kép về an toàn sinh học liên quan đến niềm tin rằng các biện pháp/cơ sở vật chất/quản lý của họ tốt hơn các trang trại còn lại. Chúng tôi sẽ minh họa điều này bằng một ví dụ rất phổ biến, khu vực xuất heo.

Một trang trại nuôi heo từ sơ sinh đến xuất chuồng đưa một phần heo đến cơ sở giết mổ và phần còn lại được đưa đến các khu nuôi heo xuất chuồng bên ngoài. Trang trại có hai khu vực xuất, một khu vực để đưa heo đến nhà máy giết mổ và một khu vực để đưa heo đến các trại heo xuất chuồng đã nêu trên.

Khu vực xuất dùng để đưa heo đến lò mổ có hệ thống an toàn sinh học tuyệt vời, là kiểu truyền thống, được chia thành ba khu vực riêng biệt với cửa tự động, phòng tắm sát trùng cho nhân viên, v.v.

Hình 1. Mô hình khu vực xuất heo có ba vùng. 
Hình 1. Mô hình khu vực xuất heo có ba vùng. 

Ngược lại, chúng tôi nhận thấy khu vực xuất heo ra các trại bên ngoài chưa có biện pháp đảm bảo an toàn sinh học; nó chỉ là một nền xi măng trên mặt đất. Khi thảo luận về sự khác biệt này, người phụ trách an toàn sinh học lập luận rằng khu xuất thứ hai này chỉ có tiếp xúc với xe tải của công ty và do đó có thể tin cậy vào sự sạch sẽ của chúng.

Đây là lúc tiêu chuẩn kép thất bại: có thể công ty của bạn cũng phạm sai lầm và điều quan trọng là phải có các biện pháp phòng ngừa giống như với các công ty bên ngoài.

2. Ngoại lệ

Các trường hợp ngoại lệ phổ biến nhất được thực hiện cho nhân viên đặc biệt và chủ sở hữu.

Phần lớn các trang trại đã triển khai phòng tắm sát trùng cho nhân viên tại lối vào, sử dụng quần áo làm việc của trại và cấm các phương tiện cá nhân vào cơ sở. Vậy mà trong nhiều trường hợp chúng tôi nhận thấy rằng các quy tắc này không được áp dụng cho tất cả nhân viên trang trại. Đây là một ví dụ.

Một trang trại có các bộ đồng phục màu sắc khác nhau cho mỗi bộ phận: màu xanh dương dùng cho khu vực chuồng bầu, màu xanh lá cây cho chuồng đẻ, màu vàng cho chuồng heo thịt, vv. Trong suốt quá trình đánh giá, chúng tôi quan sát thấy mỗi nhóm làm việc đúng vị trí của mình và tuân thủ theo mã màu; tuy nhiên, chúng tôi bắt đầu thấy nhân viên mặc áo màu xám di chuyển đến tất cả các vùng mà không thay đổi quần áo: đây là những công nhân bảo trì. Tương tự, người quản lý mặc áo màu đen cũng làm như vậy. (Hình 2)

Những loại ngoại lệ này rất phổ biến, nhưng vấn đề cơ bản thực sự là việc hiểu sai quy định: sự phân chia theo màu sắc phải được liên kết với chuồng trại, chứ không phải với loại công việc đang được thực hiện.

Hình 2. Các ngoại lệ đối với mã màu cho nhóm bảo trì và người quản lý. 
Hình 2. Các ngoại lệ đối với mã màu cho nhóm bảo trì và người quản lý. 

3. Những quy tắc khó hiểu

Kế hoạch an toàn sinh học tốt nhất sẽ là vô ích nếu công nhân không hiểu nó.

Trong nhiều trường hợp, các quy tắc an toàn sinh học không dễ thực hiện vì có nhiều “quy tắc phụ”, điều kiện hoặc thiếu sự rõ ràng buộc công nhân phải suy nghĩ rất nhiều mỗi khi phải tuân theo, điều này rõ ràng làm tăng đáng kể khả năng mắc lỗi. Đây là một ví dụ cũng liên quan đến mã màu.

Một trang trại được thiết kế với các hành lang chung rồi phân ra và kết nối từng khu vực: chuồng bầu, chuồng đẻ, v.v. Quy tắc an toàn sinh học nội bộ ngụ ý rằng công nhân phải mang giày để đi qua các lối đi chung và thay giày ở lối vào của từng khu vực để tránh sự lây nhiễm. Về cơ bản, đây là một quy trình thích hợp; tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng không có cách nào để phân biệt giày trong hành lang chung với giày dành cho từng khu vực cụ thể, vì chúng hoàn toàn giống nhau (Hình 3). Điều này buộc công nhân phải cố gắng đánh dấu giày của họ (những dấu này sẽ bị xóa mờ sau mỗi mấy ngày do bước vào hố nhúng ủng) hoặc phải cố nghĩ xem họ đã thay giày hay chưa.

Một cách gì đó đơn giản như đánh dấu giày dép hiện có bằng thẻ tai có màu cho từng khu vực sẽ giải quyết được vấn đề. (Hình 4)

Hình 3 (trái). Khu vực thay giày dép giữa hành lang chung và khu chuồng đẻ. Hình 4 (phải). Đánh dấu giày bằng thẻ tai có màu. 
Hình 3 (trái). Khu vực thay giày dép giữa hành lang chung và khu chuồng đẻ. Hình 4 (phải). Đánh dấu giày bằng thẻ tai có màu. 

4. Các quy trình bằng văn bản không được tuân thủ

Hầu như tất cả các công ty có quy mô nhất định đều bắt đầu có các quy trình an toàn sinh học bằng văn bản cho cả an toàn sinh học bên ngoài và bên trong. Tuy nhiên, các quy trình này thường không thực sự được tuân theo tại trang trại theo cách chúng được mô tả trong tài liệu. Các ví dụ điển hình là việc dùng chung thiết bị từ các khu vực khác nhau, không tuân thủ các quy trình vệ sinh hoặc nguyên tắc cùng vào-cùng ra (AIAO) không thực sự được thực hiện.

Tất cả các trang trại đều nhanh chóng trả lời "có" cho câu hỏi về quy tắc "cùng vào, cùng ra" (AIAO); nhưng khi bạn đánh giá tình hình thực tế, bạn sẽ thấy rằng rất ít trang trại thực hiện đúng. Dưới đây là một trường hợp: một quy trình đánh dấu heo con bằng thẻ tai có màu sắc tương ứng với tuần sinh ra đã được thực hiện để kiểm tra việc thực hiện AIAO, nhưng kết quả là các con vật trong phòng đẻ bị trộn lẫn với các thẻ tai màu khác nhau. (Hình 5)

Hình 4. Heo con với thẻ tai có màu khác nhau. Kết quả của việc không tuân thủ AIAO.
Hình 4. Heo con với thẻ tai có màu khác nhau. Kết quả của việc không tuân thủ AIAO.

Như đã thảo luận trong bài báo, hầu hết các lỗi về an toàn sinh học đều liên quan đến sự nhầm lẫn khi thiết kế hoặc triển khai các quy trình.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc đánh giá của các chuyên gia bên ngoài và các nhà quản lý trong nội bộ công ty, những người có khả năng kiểm tra các tiêu chuẩn là điểm khởi đầu thiết yếu cho việc kiểm soát an toàn sinh học. Mục tiêu cuối cùng phải là tạo ra một nhóm làm việc suôn sẻ nhịp nhàng, trong đó các ý kiến được đưa ra so sánh, các mục tiêu được thiết lập, v.v., và kết quả là khả năng phạm phải loại lỗi an toàn sinh học này sẽ giảm đi.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận Tin tức ngành heo

Tin tức ngành heo tới email của bạn

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bài báo liên quan

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách