X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
Đọc bài báo này bằng:

Trang trại có an toàn sinh học lí tưởng (1/2)

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét những yếu tố an toàn sinh học nào cần được xem xét khi thiết kế một trại nái, mặc dù chúng cũng có thể áp dụng cho bất kỳ loại hình trại heo nào.

Khi thiết kế một trại mới, hoặc khi cân nhắc bất kì dự án mở rộng hay cải tạo trại, chắc chắn bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để lựa chọn thiết kế và thiết bị phù hợp nhất với yêu cầu sản xuất. Cũng như vậy, việc suy nghĩ và thiết kế một trại phù hợp theo quan điểm an toàn sinh học là một bước không thể thiếu để các trại và đơn vị sản xuất giảm đến tối thiểu các vấn đề về sức khỏe.

Trong bài viết này, chúng ta cùng trò chuyện với hai chuyên gia, Lara Ruiz và José Casanovas, hiện đang phụ trách thiết kế và kiểm soát các kế hoạch an toàn sinh học cho các trang trại và hệ thống sản xuất của các công ty mà họ làm việc.

Để làm rõ về ý nghĩa bài viết, chúng tôi sẽ tập trung vào các yếu tố an toàn sinh học cần được xem xét khi thiết kế trại nái, mặc dù tất cả các yếu tố này đều có thể áp dụng cho bất kỳ loại hình trại heo nào.

Casanovas mở đầu một cách rõ ràng: Điểm mấu chốt của hầu hết các yếu tố an toàn sinh học là chúng phân định rõ ràng khi một người ở bên trong trại (vùng sạch) và khi người đó ở bên ngoài (vùng dơ). Ông sử dụng ví dụ minh họa rất trực quan này: "Hãy tưởng tượng ranh giới giữa đất liền và biển. Nếu bạn xuống biển từ một vách đá, chắc chắn rằng khi bạn đang ở rìa vách đá thì bạn còn ở trên đất liền, và nếu bạn tiến thêm một bước nữa, bạn sẽ ở dưới biển. Mặt khác, nếu bạn xuống biển từ một bãi biển, thì con đường từ đất liền xuống tới nước biển sẽ vô định hơn nhiều. Lúc này ở vị trí nào bạn có thể nói rằng bạn đã ở dưới biển? " Như vậy, các khu vực giao thoa trong trang trại (phòng thay đồ, cầu xuất nhập heo, v.v.) phải xác định rõ ràng sự phân cách giữa khu vực sạch và khu dơ, giống như vách đá, không có bất kỳ khu vực xám nào, đó là nơi dễ phạm sai lầm.

Hàng rào

Cả hai tác giả đều đồng ý về tầm quan trọng của việc có hàng rào kép: hàng rào chu vi bao quanh toàn bộ trại và hàng rào an toàn sinh học phân định khu sạch và khu dơ (Ảnh 1 và Ảnh 2).

Photo 1. Ảnh cho thấy hàng rào chu vi (ở bên trái) và hàng rào an toàn sinh học (ở bên phải) - hàng rào phân chia ranh giới các nhà nuôi và silo cám.. Con đường giữa hai cái hàng rào này được xem là khu dơ, nhưng chỉ dành riêng cho việc đổ cám. Ảnh chụp bởi Esther Salvatella.

Photo 1. Ảnh cho thấy hàng rào chu vi (ở bên trái) và hàng rào an toàn sinh học (ở bên phải) - hàng rào phân chia ranh giới các nhà nuôi và silo cám.. Con đường giữa hai cái hàng rào này được xem là khu dơ, nhưng chỉ dành riêng cho việc đổ cám. Ảnh chụp bởi Esther Salvatella.

Ảnh 2. Hàng rào an toàn sinh học phải thiết kế sao cho có thể mở và đóng các silo cám từ bên ngoài. Ảnh chụp bởi Lara Ruiz.

Ảnh 2. Hàng rào an toàn sinh học phải thiết kế sao cho có thể mở và đóng các silo cám từ bên ngoài. Ảnh chụp bởi Lara Ruiz.

Ruíz giải thích: Một điểm quan trọng là trại nên có một con đường càng tròn càng tốt quanh chu vi. Điều này làm cho nó rất dễ dàng có các điểm truy cập riêng biệt tùy thuộc vào rủi ro.

Tốt nhất, nên có một lối vào cho xe cám và xe chở heo con và một lối riêng biệt khác dành cho xe công nhân và khách, dẫn thẳng đến bãi đậu xe. Cũng nên có lối vào thứ ba dẫn riêng vào khu hồ lắng (nước thải).

Casanovas chỉ ra rằng, dù không muốn nhưng cuối cùng chúng ta vẫn luôn tạo ra những vùng "xám" trong các trang trại. Ví dụ, nếu chúng ta dời thùng thu gom xác càng xa trại càng tốt, chúng ta sẽ mắc phải vấn đề làm thế nào để đưa xác heo chết đến đó, mặc quần áo/giày dép gì?, vào thời điểm nào trong ngày ?, và có thể chúng ta sẽ phải rời khỏi khu sạch để đến đó. Hơn nữa, nếu chúng ta đang nói cụ thể về thùng gom xác heo, luật pháp quy định rằng chúng phải ở trong khuôn viên trại. Đây là lý do tại sao hàng rào chu vi có tính quan trọng.

Nhập heo mới và nhà nuôi cách ly-thích nghi

Đối với Ruíz, cô thường xuyên làm việc với heo thay đàn từ một trại bên ngoài. Và trong trường hợp đó, lựa chọn đầu tiên của cô ấy là nuôi nhốt chúng ở những cơ sở riêng biệt cách xa trại chính, tốt nhất là ở một địa điểm khác. Tuy nhiên, nếu làm vậy, cần phải tính đến một số yếu tố quyết định có thể gây rủi ro về an toàn sinh học. Yếu tố chính là sự phụ thuộc vào việc chuyển heo từ nhà Cách ly đến trại. Quá trình vận chuyển này phải được vận hành bởi cùng một trại vì nếu dùng phương tiện vận chuyển do bên ngoài cung cấp, thì sau khi chuyển heo sẽ phải có một đợt cách ly khác. Điều kiện còn lại là yêu cầu nhà Cách ly này phải có đủ quần áo và giày dép và phải tuân thủ theo các quy trình an toàn sinh học.

Nếu không đảm bảo hai điều kiện này thì tốt nhất nên xây nhà Cách ly này trong cùng một trại với nái giống, nhưng càng xa các khu nhà nuôi còn lại càng tốt và nếu sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên thì nên đặt nhà Cách ly theo chiều mà các luồng gió đi ra không thổi từ nhà Cách ly sang phần còn lại của trại.

Khu Cách ly này phải có một phòng thay đồ riêng tách biệt với toàn bộ trại, nhưng đồng thời có điều kiện tương tự: băng ghế ngăn cách, phòng tắm, máy giặt để tự giặt quần áo tại chỗ không mang khỏi nhà Cách ly, dụng cụ vệ sinh ủng, v.v.

Casanovas đồng ý với các điều kiện về phòng thay đồ; ông cũng muốn nhà Cách ly được đặt tại một vị trí xa, mặc dù ông giả định rằng cũng tuỳ thuộc vào lần vận chuyển cuối cùng vào trại vì đó cũng là một loại rủi ro, nhưng rủi ro có thể được giảm thiểu nếu có sự đảm bảo và giám sát về mức độ sạch sẽ của xe vận chuyển. Nhưng với ông, điều quan trọng nhất là kiểm soát được nguồn heo thay đàn để tránh bất ngờ phát sinh.

Và ông ấy chỉ ra một ý tưởng quan trọng; từ quan điểm an toàn sinh học, lựa chọn tốt nhất là tự thay đàn bằng các liều tinh. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải có một nhà Phát triển Hậu bị trong trại để nuôi các con nái giống trong tương lai của bạn.

Phòng thay đồ

Khi chúng ta nói về điểm giao thoa trong trại, thì chắc chắn rằng phòng thay đồ là một trong những nơi quan trọng nhất.

Cả hai tác giả đều giải thích cách thiết kế phòng thay đồ trong các trang trại ngày nay:

Trước phòng thay đồ nên có phòng chờ để cất giày và áo khoác, ngăn cách với lối vào phòng thay đồ bằng một băng ghế đủ cao để khó nhảy qua (Ảnh 3). Phòng chờ này phải có bồn rửa tay trước khi vào phòng thay đồ.

Ảnh 3. Cần đảm bảo là khu vực này phải lớn, vì trong các trại lớn có thể có hơn 10 người vào đây cùng một lúc. Kích thước lý tưởng của băng ghế này là rộng 60 cm x cao 40 cm. Sau băng ghế, nhân viên mang giày dép vào phòng thay đồ. Ảnh chụp bởi Lara Ruiz.

Ảnh 3. Cần đảm bảo là khu vực này phải lớn, vì trong các trại lớn có thể có hơn 10 người vào đây cùng một lúc. Kích thước lý tưởng của băng ghế này là rộng 60 cm x cao 40 cm. Sau băng ghế, nhân viên mang giày dép vào phòng thay đồ. Ảnh chụp bởi Lara Ruiz.

Sau phòng chờ là phòng thay đồ với khu dơ, buồng tắm, và khu sạch. Quần áo đi đường phải để lại khu dơ. Buồng thay đồ cá nhân ngày càng được sử dụng nhiều hơn (Ảnh 4). Khu sạch của phòng thay đồ chứa quần áo trại. Người ta ngày càng sử dụng nhiều quần áo màu sắc khác nhau cho các khu khác nhau của trại (khu Đẻ và khu Mang thai), cũng như các màu đặc trưng cho khách thăm trại và nhân viên bảo trì.

Ảnh 4. Phòng thay đồ với những buồng riêng. Cung cấp sự riêng tư cần thiết cho việc thay đồ mà không cần phải bố trí phòng thay đồ riêng cho nam và nữ. Ảnh chụp bởi Lara Ruiz.

Ảnh 4. Phòng thay đồ với những buồng riêng. Cung cấp sự riêng tư cần thiết cho việc thay đồ mà không cần phải bố trí phòng thay đồ riêng cho nam và nữ. Ảnh chụp bởi Lara Ruiz.

Sau phòng thay đồ, chúng ta một lần nữa thấy một căn phòng giống như phòng đầu tiên, với băng ghế ngăn cách, nơi chúng ta sẽ để giày dép trong khu vực phòng thay đồ, và ở phía bên kia, chúng ta có ủng đi trong trại.

Chúng ta đã xem xét 3 yếu tố chính trong thiết kế an toàn sinh học cho một trang trại. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp cận đến khu xuất nhập heo, đường nhập các vật tư và an toàn sinh học bên trong.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận Tin tức ngành heo

Tin tức ngành heo tới email của bạn

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bài báo liên quan

Hình 5. Các thùng xử lý xác heo với các lối vào khác nhau để bỏ xác và gom xác heo. Ảnh cung cấp bởi Joan Wennberg.

An toàn sinh học lí tưởng cho trại heo (2/2)

Việc ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập và lây lan cần phải là mục tiêu đối với bất kỳ trại heo nào, vì vậy việc thiết kế đầy đủ các khía cạnh an toàn sinh học là điều quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta tiếp tục thảo luận về các biện pháp an toàn sinh học với hai chuyên gia: Lara Ruiz và José Casanovas.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách