FORCERIS: CÁC GIÁ TRỊ ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU CHỨNG MINH

26-ago-2024
X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
Ceva Animal Health Vietnam

FORCERIS là sản phẩm đăng ký đầu tiên ở dạng tiêm chứa đồng thời Toltrazuril  và Gleptoferron. Đây là giải pháp sáng tạo từ Ceva, giúp kiểm soát hữu hiệu bệnh do cầu trùng (Cytoisospora suis) và thiếu sắt (IDA: Iron Deficiency Anemia). FORCERIS đảm bảo tính tiện lợi và hiệu quả, giải quyết cả hai vấn đề quan trọng trên heo con chỉ bằng một liều tiêm duy nhất 1.5ml (tương đương 45mg Toltrazuril + 200mg sắt) cho mỗi heo con từ 2-3 ngày tuổi mà không cần phân biệt trọng lượng.

YÊU CẦU KHI SỬ DỤNG TOLTRAZURIL

Việc sử dụng Toltrazuril nhằm kiểm soát cầu trùng phải đảm bảo: liều điều trị hiệu quả  (đạt nồng độ trị liệu tại ruột non) và ngăn ngừa lâm sàng tiêu chảy do cầu trùng, ngăn ngừa bài thải nang noãn cầu trùng (oocyst). Đây là yêu cầu quan trọng nhằm tránh việc sử dụng dưới liều điều trị dẫn đến phải điều trị lặp lại hoặc nguy cơ đề kháng thuốc.

Khi đạt nồng độ trị liệu tại mô đích (không tràng và hồi tràng), Toltrazuril có thể tiêu diệt oocyst trên tất cả giai đoạn phát triển bên trong ruột non và ngăn ngừa bài thải oocyst gây vấy nhiễm chuồng đẻ. Trên thực tế sử dụng Toltrazuril dạng uống, heo con rất dễ bị kích thích nôn ói, do biểu mô ruột chưa phát triển hoàn thiện và liên tục thay mới tế bào ruột trong 48 đến 72 giờ sau khi sinh (Modina, 2021) nên rất dễ bị tổn thương. Việc điều trị lặp lại là cần thiết, để đảm bảo hiệu quả điều trị. Hơn nữa, dùng Toltrazuril dạng tiêm có ý nghĩa thực tiễn hơn trong việc đảm bảo nồng độ trị liệu và không gây nôn ói cho heo con.

Theo nghiên cứu của Morales (2018), Toltrazuril dạng tiêm đạt nồng độ cao tại không tràng và hồi tràng với nồng độ cao hơn trong huyết thanh. Nghiên cứu của Karembe (2021) cho thấy: khi tiêm FORCERIS, nồng độ Toltrazuril và dạng chuyển hóa của Toltrazuril (Toltrazuril sulfone) đều có tác dụng tiêu diệt oocyst trong ruột non (không tràng, hồi tràng) và đạt nồng độ cao hơn so với dạng uống.

YÊU CẦU KHI CUNG CẤP CHẤT SẮT

Heo con có nhu cầu sắt rất cao (7-16mg/ngày) bởi hai lý do: heo con không dự trữ nhiều sắt và chỉ dùng đủ trong 4  ngày đầu sau sinh, heo con nhận được lượng sắt cung cấp qua sữa heo nái chỉ khoảng 1mg/ngày (Svoboda, 2017); tốc độ tăng trưởng đặc biệt của heo con, tăng gấp đôi trọng lượng sau khi đẻ 7 ngày và tăng gấp 4 lần sau 21 ngày (Szudzik, 2018). Bổ sung chất sắt cho heo con nhằm tối ưu hàm lượng hemoglobin và phát triển hồng cầu, phát triển nhung mao ruột và đảm bảo sự phát triển bình thường của các tế bào miễn dịch (Cronin, 2019), giúp heo con phát huy tối đa tiềm năng tăng trưởng và sức khỏe ban đầu. Nghiên cứu của Pu và CTV (2018) cho thấy, cung cấp chất sắt giúp tăng chiều dài nhung mao ruột và độ sâu khe tuyến ruột (Hình 2), giảm tình trạng bệnh lý của tá tràng và có lợi cho sự phát triển màng nhầy ruột. Ngoài ra, chất sắt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển miễn dịch niêm mạc ruột thông qua việc kích thích sản sinh các cytokine và tăng khả năng thực bào của các tế bào bạch cầu đơn nhân.

Để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, heo con cần được cung cấp tối thiểu 200 mg cho mỗi heo con. Cung cấp chất sắt cho heo con phải đảm bảo: dễ tiêm, hấp thu nhanh và hoàn toàn trong vòng 24 giờ sau khi tiêm. Tuy nhiên, không phải chất sắt nào cũng có tác dụng như nhau. Theo Morales (2018), Gleptoferron đạt nồng độ cao nhất trong máu cao gấp 2.2 lần và sinh khả dụng (hoạt tính sinh học) cao gấp 4.6 lần so với sắt dạng Dextran. Do vậy, lựa chọn nguồn cung chất sắt là việc quan trọng để phát huy tối đa tiềm năng heo con.

Bên cạnh đó, heo con cần được bú sữa đầu đầy đủ trước khi tiêm sắt cho heo con, đặc biệt vitamin E và Selen trong sữa đầu là thành phần hữu hiệu chống oxy hóa (anti-oxidant) nhằm tránh nguy cơ ngộ độc sắt (Loudenslager và CTV, 1997; Aranzazu và CTV, 2004). Tiêm sắt lúc 2-3 ngày tuổi là phù hợp nhất, không được tiêm vào ngày đầu tiên sau khi đẻ. Ngoài ra cần lưu ý, việc cung cấp kẽm oxide (ZnO) hàm lượng cao (trên 2000 ppm) trong thức ăn heo con cai sữa (để ngăn chặn tiêu chảy do E.coli) có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu trên heo sau cai sữa (Perri, 2016).

 : GIÁ TRỊ ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG MINH

FORCERIS là sản phẩm mang tính sáng tạo, tiện lợi và đạt hiệu quả cao để ngăn thiếu sắt và ngừa bệnh cầu trùng trên heo con theo mẹ. Đặc biệt, liều tiêm cố định 1.5ml không cần phân biệt trọng lượng heo con vẫn đảm bảo liều điều trị hiệu quả (đủ 200mg sắt và 45mg Toltrazuril). FORCERIS giúp tăng lợi nhuận nhờ năng suất tốt hơn, giảm giá thành và giảm công lao động.

Tác động hiệu quả trong giai đoạn heo con theo mẹ không chỉ ảnh hưởng đến giai đoạn sau cai sữa mà còn đến lúc xuất thịt. Các chỉ tiêu quan trọng trong giai đoạn theo mẹ bao gồm: tỉ lệ tiêu chảy, tỉ lệ chết, tỉ lệ điều trị bằng kháng sinh, trọng lượng cai sữa. Phân bố trọng lượng sau cai sữa với nhóm trọng lượng thấp và trọng lượng cao có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất nuôi thịt, kể cả tăng trọng bình quân, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) và số ngày nuôi đến xuất chuồng.

Nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả vượt trội của Toltrazuril dạng tiêm (FORCERIS) so với dạng uống trong việc kiểm soát bệnh cầu trùng. Heo con được uống Toltrazuril vẫn còn khoảng 10% tiêu chảy và 80% phân dạng nhão, trong khi heo con tiêm FORCERIS gần như không thấy tiêu chảy (Sperling, 2020), giảm việc bài thải oocyst ra môi trường (Joachim, 2019), duy trì sự đa dạng và mật độ vi sinh vật đường ruột (Shrestha, 2020).

Nhờ kiểm soát cầu trùng tốt hơn và cung dạng sắt tốt hơn giúp heo con đạt trọng lượng cai sữa cao hơn (100 đến 500g/con), trọng lượng đồng đều hơn, nhiều heo con nặng cân và ít heo nhẹ cân hơn. Đây là những lợi ích trực tiếp khi tiêm FORCERIS và có thể tiến hành đo lường tại trại, đặc biệt có thể tính toán hiệu quả kinh tế.

Trọng lượng cai sữa tốt hơn sẽ rút ngắn thời gian nuôi thịt, cứ tăng 1kg sẽ rút ngắn 7 ngày (Wolter, 2001). Nghiên cứu của Mirinda (2012) cho thấy chênh lệch trọng lượng cai sữa 0.81kg thì chênh lệch trọng lượng xuất thịt (149 ngày) là 6.92kg. Ngược lại, heo con nhẹ cân có nhiều điểm bất lợi hơn như: tỉ lệ chết cao hơn (Larriestra, 2006), ăn nhiều hơn 191.5g/ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn (Montoro, 2020). So sánh heo nhẹ cân với heo nặng cân khi cai sữa trên 1009 con, sự chênh lệch năng suất khi nuôi thịt là rất có ý nghĩa (Vidal, 2015). Nhóm nhẹ cân nhất (4.3kg) và nhóm nặng cân nhất (7.3kg) chênh lệch khoảng 50 ngày nuôi (quy đổi về 103kg). Đây là yếu tố quan trọng và cho thấy khác biệt rất lớn của trọng lượng khi cai sữa ảnh hưởng lên toàn bộ quá trình nuôi thịt.

Tác động gián tiếp của FORCERIS là giảm thiểu ghép heo con và ít điều trị trong giai đoạn theo mẹ, không phải tái điều trị như khi sử dụng Toltrazuril dạng uống. Tiêm FORCERIS giúp giảm ghép heo con 10-20% và giảm 20-50% số heo con phải điều trị bằng kháng sinh.

Tiêm FORCERIS giúp giảm 10-20% liều điều trị lặp lại so với dạng uống (liên quan đến việc nôn ói gây giảm liều điều trị hiệu quả). Việc giảm số heo nhẹ cân giúp chi phí điều trị kháng sinh ít hơn (Lynegaard, 2021), không cần cám dinh dưỡng đặc biệt cho heo còi (Collins, 2017). Giảm thiểu heo nhẹ cân giúp việc quản lý ‘cùng vào – cùng ra’ của mẻ sản xuất được dễ dàng (van der Peet-Schwering, 2008). Cải thiện các điều kiện này có ý nghĩa trong việc giảm giá thành, tăng năng suất và hiệu quả quản lý.

Bên cạnh hiệu quả cải thiện năng suất và giảm giá thành, tiêm FORCERIS cho thấy tiện lợi trong quản lý và thực hiện dễ dàng. Chỉ cần một lần tiêm FORCERIS nên giảm 50% thời gian lao động và số nhân công. Tiêm FORCERIS giúp cải thiện phúc lợi, an toàn, hạn chế tiếp xúc với heo con và cải thiện an toàn sinh học trong trại nái đẻ nuôi con.

KẾT LUẬN

FORCERIS là công cụ hiệu quả giúp kiểm soát sức khỏe heo con và tối ưu tăng trưởng heo con, tăng năng suất nuôi thịt. FORCERIS là giải pháp sáng tạo cho nhà chăn nuôi, bác sỹ thú y công nhân và quản lý kỹ thuật tại trại chăn nuôi heo, đặc biệt là hệ thống trại heo công nghiệp và giống heo cao sản.

 

X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
me gustacomentaMis favoritos

Solicitar presupuesto

Para recibir el presupuesto necesitamos que nos facilites los siguientes datos para poder calcular el coste de envío: