THIẾU SẮT TRÊN HEO CON THEO MẸ VÀ HEO SAU CAI SỮA

X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
Ceva Animal Health Vietnam

VAI TRÒ CỦA CHẤT SẮT

Chất sắt là một yếu tố không thể thiếu cho sự tăng trưởng và phát triển của heo con, có liên hệ chặt chẽ với việc tạo hồng cầu. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu hụt hemoglobin (Hb) và tăng mức độ bất thường của hồng cầu, đặc biệt là gây thiếu máu do thiếu sắt (Iron deficient anemia, IDA). Thiếu sắt còn gây thiệt hại kinh tế do heo mẫn cảm với bệnh, tăng nguy cơ phát bệnh do PCV2 – Circovirus type 2 (Chaud và Alvaro, 2019).

NHU CẦU VÀ CUNG CẤP SẮT CHO HEO CON

Theo nghiên cứu tổng hợp của Svoboda (2017), heo con có nhu cầu sắt 7-16mg/ngày để bảo đảm cân bằng hàm lượng hemoglobin trong máu và sắt dự trữ, hơn nữa còn cần 40mg sắt/ngày cho mỗi kg tăng trọng. Hơn nữa, heo con có tốc độ tăng trưởng đặc biệt, tăng gấp đôi trọng lượng sau khi đẻ 7 ngày và tăng gấp 4 lần sau 21 ngày (Szudzik, 2018). Heo con tăng từ 1.5kg lên 3kg trong vòng 7 ngày đầu tiên sau khi sinh và hàm lượng huyết tương tăng 30% (Jain, 1986). Nghiên cứu của Perri (2016) cho thấy, heo con có trọng lượng cai sữa lớn hơn có hàm lượng hồng cầu và lượng sắt trong máu thấp hơn so với heo nhẹ cân. Heo con bị bệnh còi cọc sau cai sữa PMWS (Segales, 2004) hoặc bị nhiễm Mycoplasma suis (Groebel, 2006) sẽ dẫn đến kết quả bị thiếu máu, bấm đuôi/tai hoặc thiến cũng làm heo con mất máu (Heinritzi và Plonait, 1997).

Ngày nay với sự phát triển về di truyền giống, heo con sinh ra có tốc độ tăng trưởng cao hơn và số lượng heo con/ổ nhiều hơn. Sự phát triển nhanh đòi hỏi lượng hồng cầu được sản xuất nhiều hơn và làm tăng nhu cầu dự trữ sắt (Fe) của cơ thể. Thế nhưng, dự trữ Fe trong cơ thể heo con rất thấp, chỉ khoảng 40-50mg (Godyn, 2016; Svoboda, 2017) và chỉ có 5mg Fe để tổng hợp mới các hemoglobin cho heo con khi sinh. Theo Von Bollwahn (1983), heo con mới sinh (1.5kg) có khoảng 60mg Fe, trong đó 12mg sắt dự trữ và 48mg sắt chức năng (42mg trong Hb, 6mg có trong myoglobin và sắc tố tế bào). Hơn nữa, heo con nhận được Fe từ heo nái mẹ rất kém trong giai đoạn bào thai và khi bú sữa (chỉ khoảng 1mg/ngày), cho nên cung cấp Fe cho heo nái không cải thiện được vấn đề thiếu Fe trên heo con.

Heo con thường được tiêm 200mg Fe để kiểm soát IDA, và tiêm lúc 2-3 ngày tuổi là thời điểm phù hợp nhất, chứ không phải ngày đầu tiên. Nên tuân thủ điều này vì heo con cần được bú sữa đầu đầy đủ trước khi tiêm sắt, đặc biệt vitamin E và Selen trong sữa đầu là thành phần hữu hiệu chống oxy hóa, tránh nguy cơ ngộ độc sắt (Loudenslager và ctv, 1997; Aranzazu và ctv, 2004).

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU TRÊN HEO

Hàm lượng Hb được xem là một trong những chỉ tiêu máu được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá tình trạng thiếu Fe và thiếu máu ở heo. Heo con được xem là thiếu máu lâm sàng (clinical anemia) khi Hb≤90 g/dL, thiếu sắt (iron deficiency) khi 90<Hb≤110 g/dL, heo bình thường khi Hb>110 g/dL (Bhattarai và Nielsen, 2014).

THIẾU SẮT TRÊN HEO SAU CAI SỮA

Thiếu sắt ở heo con theo mẹ gây rối loạn chức năng của các cơ quan khác nhau. Mặc dù việc phục hồi thiếu sắt được thực hiện sau đó, nhưng một số cơ quan không thể khôi phục lại tất cả các chức năng của chúng (Rao và Georgieff, 2007).

Knight và Dilger (2018) nghiên cứu tác động lâu dài của IDA trên heo con chỉ sử dụng chế độ ăn ít chất sắt. Kết quả, IDA đầu đời gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến sự tăng trưởng và phát triển của các cơ quan. Heo bị IDA với lượng thức ăn ăn vào và tăng trọng giảm nghiêm trọng so với heo đối chứng, và những ảnh hưởng này vẫn còn ngay cả sau khi bổ sung sắt trong chế độ ăn.

Hình 1: Ảnh hưởng của tình trạng thiếu sắt đầu đời đến trọng lượng heo. Sự khác biệt rất có ý nghĩa (p<0.001)

Nghiên cứu cũng cho thấy, heo bị IDA cho thấy thể tích hồng cầu (Hct, hematocit) và nồng độ hemoglobin giảm rõ rệt ở hai tuần đầu đời và kéo dài đến 32 ngày tuổi, nhưng Hct và Hb đều nhanh chóng phục hồi về mức tương đương với nhóm đối chứng sau khi bổ sung sắt trong chế độ ăn trong giai đoạn sau (32-61 ngày tuổi).

Thiếu sắt trong giai đoạn đầu đời của heo con có thể thay đổi thành phần hệ vi sinh vật đường ruột và nồng độ axit béo bay hơi trong ruột già của heo; tuy nhiên những khác biệt này về cơ bản đã trở lại bình thường sau khi bổ sung sắt trong chế độ ăn (Knight, 2019).

Sau khi tiêm sắt cho heo con theo mẹ, heo con sau cai sữa vẫn cần được bổ sung sắt qua thức ăn. Theo Hansen (2010), cơ chế điều hòa hấp thu sắt của ruột có thể không hoạt động đầy đủ trong những tuần đầu sau cai sữa. Jolliff và Mahan (2011) cho biết: 31-38 ngày tuổi là thời điểm quan trọng đối với quá trình tạo hồng cầu ở heo vì đây là giai đoạn chất sắt trong khẩu phần bắt đầu ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng hemoglobin và thể tích hồng cầu Hct.

Giai đoạn chuyển tiếp từ bú sữa sang cai sữa là một trong những yếu tố gây thiếu máu cho heo con. Một khảo sát trên 1095 heo con từ 20 trại heo ở Canada, với 60 heo con/trại, mỗi ổ đẻ chọn 3 heo con với trọng lượng thấp, trung bình và cao (Perri, 2016), kết quả cho thấy khoảng 35% heo con bị thiếu máu khi cai sữatỷ lệ thiếu máu tăng lên 60% sau cai sữa 3 tuần.

Ngoài tác động của cai sữa đối với bệnh thiếu máu trên heo con, việc sử dụng hàm lượng cao hơn 2000ppm oxit kẽm ZnO (để kiểm soát các bệnh tiêu chảy) trong khẩu phần ăn của heo con cai sữa làm cản trở sự hấp thu sắt, gây thiếu máu trên heo sau cai sữa (Perri, 2016).

Hình 2: Tác động của thiếu sắt lên đường ruột

Tác động của thiếu sắt đối với đường ruột được trình bày qua hình 2 (Ding, 2020): phá hủy nhung mao ruột, giảm tiết axit dịch vị, phá hủy hàng rào bảo vệ ruột (các liên kết chéo), tăng nguy cơ nhiễm trùng ruột và cản trở kênh vận chuyển ion. Hơn nữa, thiếu sắt làm giảm khả năng miễn dịch không đặc hiệu, giảm các chất chuyển hóa được tổng hợp bởi vi khuẩn có lợi và tăng nguy cơ viêm ruột. Do vậy, đảm bảo cung cấp Fe hiệu quả cho heo con theo mẹ và kiểm soát stress khi cai sữa là yêu cầu quan trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng tốt.

KIỂM SOÁT IDA TRÊN HEO SAU CAI SỮA

Các nghiên cứu trước đây cho thấy liều tiêm 200mg Fe là đủ để kiểm soát IDA và hỗ trợ tăng trưởng heo con (Pollmann, 1983; Yu, 2002; Morales, 2018). Mặc dù vậy, một vài nghiên cứu cho rằng liều tiêm 200mg Fe là không đủ để hỗ trợ nhu cầu tăng trưởng nhanh của heo con và tình trạng thiếu sắt khi cai sữa (Bhattarai và Nielsen, 2015b; Almond, 2017; Gillespie, 2019). Theo nghiên cứu của Perri (2016), heo con bị thiếu máu khi cai sữa có trọng lượng lúc 3 tuần sau cai sữa đạt mức thấp hơn 0.81 kg so với heo có hàm lượng sắt bình thường. Hơn nữa, Van Gorp (2012) cho rằng liều tiêm 200mg Fe chỉ đủ hỗ trợ 4kg tăng trọng giai đoạn trước theo mẹ và ước tính heo con cần 390mg Fe để ngăn ngừa thiếu sắt trước cai sữa. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho kết quả không có sự khác biệt về tăng trọng khi so sánh liều tiêm 200mg và 300mg Fe (Joliff và Mahan, 2011), ngay cả thêm liều tiêm 200mg Fe vào lúc 7 ngày trước cai sữa so với chỉ tiêm 200mg lúc 3 ngày tuổi (Bruinnix, 2000). Mặt khác, Chevalier (2019) quan sát thấy heo con được tiêm 150mg Fe-dextran sau đẻ một ngày và liều tăng cường 150mg vào 4 ngày trước cai sữa giúp tăng khả năng tăng trọng trong suốt giai đoạn sau cai sữa so với heo con chỉ nhận được một liều 150mg sau đẻ một ngày.

Nghiên cứu gần đây (Williams, 2020; Williams, 2021) khi tiêm Fe-gleptoferron cho heo con với các liều tiêm khác nhau và các ngày tuổi khác nhau nhằm đánh giá hiệu quả lên năng suất và tình trạng Fe trong máu trên heo sau cai sữa. Gleptoferron có tiềm năng tăng sinh khả dụng, cải thiện tình trạng sắt khi cai sữa và cải thiện tăng trưởng.

Williams (2020) bố trí trên 336 heo con được tiêm gleptoferron lúc 3 ngày tuổi được chia làm các nhóm với các liều tiêm khác nhau: 0, 50, 100, 150, 200 và 300mg (tiêm thêm 100mg Fe lúc 11 ngày tuổi). Kết quả cho thấy năng suất tăng trưởng của heo con theo mẹ được tăng lên khi tiêm 100mg Fe, nhưng khi sử dụng liều Fe cao hơn thì không có lợi ích nào được quan sát thấy. Tuy nhiên, hiệu suất tăng trưởng sau cai sữa đã được cải thiện khi cung cấp 200mg Fe. Hàm lượng Fe trong máu trước và sau cai sữa tăng lên khi tiêm 200mg Fe. Cung cấp thêm 100mg Fe vào 11 ngày tuổi không ảnh hưởng đến năng suất tăng trưởng trước hoặc sau khi cai sữa, nhưng làm tăng các giá trị Hb, Hct và hàm lượng Fe huyết thanh khi cai sữa và 14 ngày sau cai sữa.

Nghiên cứu của Williams (2021) cung cấp bằng chứng khi tiêm 200mg Fe-gleptoferron trong vòng 7 ngày tuổi giúp tối ưu năng suất heo con trước và sau cai sữa, cũng như giai đoạn nuôi thịt. Nghiên cứu này cũng đề nghị sử dụng chỉ tiêu hàm lượng Fe trong huyết thanh (serum Fe) và tổng khả năng gắn kết với sắt (total iron-binding capacity - TIBC) để xác định sớm hơn tình trạng IDA, phù hợp hơn so với chỉ tiêu Hb và Hct.

KẾT LUẬN

Thiếu máu do thiếu sắt (IDA) rất phổ biến trên heo con và ảnh hưởng đến năng suất trên heo sau cai sữa. Tiêm 200mg Fe-gleptorerron cho heo con từ 2-3 ngày tuổi giúp kiểm soát IDA và cải thiện năng suất tăng trưởng sau cai sữa đến nuôi thịt. FORCERIS® là sản phẩm chứa gleptoferron với liều tiêm 1.5ml (tương đương 200mg Fe) cho tất cả heo con 2-3 ngày tuổi mà không cần phân biệt trọng lượng.

 

 

X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
J'aimecommenteMes favoris

Bienvenue sur 3trois3

Connecte-toi, échange et contacte la plus large communauté de professionnels de la filière porcine.

Nous sommes déjà 153406 Utilisateurs

inscrivez-vousDéjà membre ?
Comptes recommandés